Đang có kinh nguyệt có nên đi chùa không? Nên đọc gấp!

dang-co-kinh-nguyet-co-nen-di-chua-khong

Kinh nguyệt là hiện tượng khá bình thường ở phụ nữ, ai cũng phải trải qua mỗi tháng một lần và nó chẳng phải là vấn đề gì quá lớn. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm cho rằng vào ngày đèn đỏ các chị em phải kiêng kỵ không được đi chùa. Đây là quan niệm khiến khá nhiều người quan tâm và luôn muốn tìm lời giải thích chính xác. Vậy đang có kinh nguyệt có nên đi chùa không? Và có nên đi chùa vào buổi tối không, sau đây thammyvienthuyvenus.com sẽ giải đáp giúp các bạn thông qua bài viết sau đây.

dang-co-kinh-nguyet-co-nen-di-chua-khong
Đang có kinh nguyệt có nên đi chùa không?

Quan niệm dân gian

Ông bà ta xưa nay vẫn thường hay quan niệm rằng phụ nữ đang có kinh nguyệt không nên đi chùa, đền hoặc miếu. Thực tế đây là kiêng kỵ của các quỷ thần cấp thấp. Quỷ thần thích ăn máu nên thấy máu là nổi lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên không thể dùng được. Vì vậy, quỷ thần nghĩ chúng đang bị người ta đùa giỡn và đâm ra tức giận.

Khi phụ nữ đang hành kinh đến các chùa đền, miếu cũng bái sẽ khiến quỷ thần gặp nhiều xui xẻo, có hậu quả không tốt. Và nhiều chị em phụ nữ khi đến ngày đèn đỏ rất ngại phải đến những nơi linh thiêng vì sợ ảnh hưởng đến việc cầu nguyện và sợ bề trên khiển trách.

Thông tin bổ sung cho bạn đọc:

Vậy đang có kinh nguyệt có nên đi chùa không?

Câu trả lời chính xác là khi đang có kinh nguyệt vẫn có thể lên chùa bình thường vì trong Luật Phật không hề có điều nào cấm về vấn đề này. Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của phụ nữ nên nó rất bình thường, không phải là chuyện gì quá to tát. Đó là định lý tự nhiên không một người phụ nữ nào có khả năng tránh khỏi.

Nếu cho rằng phụ nữ khi có kinh nguyệt lên chùa hay miếu đền làm dơ bẩn nơi thanh tịnh ấy thì đó là quan niệm rất sai lầm. Nếu bẩn thì còn rất nhiều thứ bẩn khác, còn kinh nguyệt chỉ là hiện tượng tự nhiên của con người và không ai muốn như thế. Cớ sao lại áp đặt lên người phụ nữ, không cho họ được thành tâm cúng bái chỉ vì trúng ngày trong người không được sạch sẽ.

Do đó, phụ nữ cho dù đang có kinh nguyệt vẫn nên đi chùa mà không cần lo lắng gì cả. Chỉ cần trước khi đến chùa cúng bái, các chị em nên rửa sạch tay, làm sạch cơ thể, quần áo nghiêm trang thì có thể tự do ra vào chùa thành tâm cúng viếng, thể hiện lòng thành của đối với ơn trên.

Khi đi chùa cần lưu ý những gì?

Khi có kinh nguyệt bạn có thể đi chùa cầu nguyện miễn bạn có lòng thành là được. Tuy nhiên, khi đi chùa cũng cần lưu ý một số điều nên và không nên làm ở một nơi linh thiêng và cần sự trang nghiêm. thammyvienthuyvenus.com sẽ đưa ra một số lưu ý để bạn tham khảo.

Nguyên tắc khi ra vào chùa

Khi bước vào nhà chính của chùa đền, miếu bạn nên đi từ cửa bên, không nên đi cửa chính và hãy bước qua bậu cửa. Khi đốt hương, bạn nên thắp tại đỉnh đặt bên ngoài và hạn chế thắp bên trong có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật. Đồng thời, bạn chỉ nên cắm một nén nhang vào bát hương và không nên tùy tiện cắm hương vào các bộ phận trên cơ thể của tượng Phật.

Trong chùa là nơi rất tôn nghiêm, vì thế bạn không nên tự ý chụp ảnh, quay phim hoặc tổ chức các sự kiện trong đó. Bên cạnh đó, khi vào Phật đường và Tam Bảo bạn không nên đi giày dép, nhai trầu hoặc hút thuốc. Và nên nghiêm trang cúng báo trước tượng Phật.

Không gây ồn ào, không chạy đùa đánh nhau trong khuôn viên chùa làm mất đi sự thanh tịnh của một nơi linh thiêng. Không tùy tiện hắt hơi, khạc nhổ quanh khu vực Phật điện, Tam Bảo vì như thế rất bất kính với bề trên. Khi sử dụng đồ ăn uống, thụ lộc trong chùa thì nên lưu công đức dù ít hay nhiều.

Không để trẻ em tự ý nghịch ngợm, gây mất trật tự trong khu vực chùa. Khi bước đi không nên cắt ngang những người đang quỳ lạy. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, bao tay,… vào Phật đường, Tam Bảo. Vì khi mang theo những đồ tùy thân theo, việc cầu nguyện sẽ không còn linh nghiệm nữa.

Sắm sửa lễ vật

Khi đến dâng hương trong các đền chùa, miếu chỉ nên làm lễ chay như hương, hoa quả, xôi, chè,…không được sắm các cỗ mặn. Bạn nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa hồng, hoa cúc,…và tuyệt đối không dùng hoa tạp và hoa dại.

Bên cạnh đó, quả dâng lên nên chọn các loại như quả chuối, thanh long, nho, táo, bưởi, đu đủ, hồng,…Không nên để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên bàn thờ hay mâm lễ, còn tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.

Xưng hô trong chùa

Khi vào chùa các Phật tử nên dùng “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và các tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để chào bái biệt và tuyệt đối không nói năng mất lịch sự trong chùa. Tốt nhất bạn nên đi nhẹ, nói khẽ và hành động lịch sự khi đến những nơi linh thiêng như đền chùa hay miếu.

Cầu nguyện

Nếu bạn muốn cầu nguyện thì nên cầu sức khỏe, mong ơn trên phù hộ, che chở cho sự bình yên của gia đình chứ không nên tham lam cầu đường tài lộc và danh vọng. Tài lộc là phúc hưởng của mỗi người đã được số trời định sẵn, trời đã quyết cho dù bạn có cầu nguyện như thế nào thì bạn vẫn phải chấp nhận sự thật. Vì thế, hãy thành tâm cầu nguyện mong an yên đến với bản thân và gia đình là đã quá đủ.

Trang phục đi khi chùa

Khi đi chùa bạn nên lưu ý đến trang phục, nên mặc kín đáo và lựa chọn màu sắc tối, nhã nhặn. Có một số người tuy rằng đi chùa nhưng lại ăn mặc hở hang, áo quần rách nát,…thật sự không phù hợp với một chốn linh thiêng như chùa. Kết hợp với những điều chúng tôi đã lưu ý với các bạn như trên cộng thêm tấm lòng chân thành, tin rằng bạn sẽ được ơn trên phù hộ và giúp đỡ.

Có thể bạn quan tâm:

Vậy, với bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc đang có kinh nguyệt có nên đi chùa không cho các bạn. Hy vọng với những gì đã cung cấp sẽ giúp mọi người tiếp nhận được nhiều kiến thức bổ ích. Mời các bạn hãy đón xem bài viết tiếp theo của chúng tôi với chủ đề “Có nên đi chùa vào buổi tối không?”. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *