Ông địa ông thần tài là những vị thần được thờ cúng nhiều hiện nay, đặc biệt những nhà nào kinh doanh buôn bán thì chắc chắn không thể thiếu 2 vị thần này. Thờ cúng ông địa, ông thần tài mang đến nhiều may mắn cho gia đình, tuy nhiên việc bài trí, hướng của 2 ông thần này sao cho hợp phong thủy, nếu không sẽ mang đến họa rước thân. Và sau đây, thammyvienthuyvenus.com sẽ giúp bạn có được cách đặt và bài trí bàn thờ ông địa ở bài viết: ông địa ngồi bên trái hay phải? Hướng nào? Mời bạn cùng xem!
Contents
Ý nghĩa của bàn thờ ông địa – ông thần tài
Thờ ông địa ông thần tài là một tục thờ cúng có nguồn gốc từ Trung Quốc và nó xuất hiện ở nước ta vào khoảng đầu thế kỷ XX. Ông địa hay còn gọi là Thổ Địa – Thần Đất là một vị thần hộ mệnh của một vùng đất nào đó, ông cai quản đất đai giúp con người có thể có được cuộc sống bình an, yên bình hay trồng trọt phát triển. Ông địa mang dấu ấn của thời kinh tế nông nghiệp. Còn ông thần Tài là một vị thần trông giữ vàng bạc, tiền tài hay mang dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Trong phong thủy, thờ ông địa – ông thần tài là một tín ngưỡng nhằm giúp tạo ra sự vững chắc trong cuộc sống, trong kinh doanh. Với hai vị thần, một vị cai quản đất đai, một vị quản lý tiền bạc, của cãi sẽ giúp gia đình có sự nghiệp vững chắc, mang lại tiền của dồi dào, ổn định. Ở Trung Quốc thì người ta thờ ông địa và ông thần tài riêng biệt, nhưng về Việt Nam chúng ta thường thờ 2 ông này ở sát cạnh nhau nhằm mang đến sự thịnh vượng bền vững. Thần tài và ông địa là một cặp thờ tùy về hình thức chỉ có 2 ông nhưng mỗi vị thần như vậy lại đại diện cho 5 vị thần khác nhau, cụ thể như:
- Ông địa đại diện cho: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
- Ông thần tài đại diện cho: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt.
Ông địa ngồi bên trái hay phải? Hướng nào?
Dù là bàn thờ tổ tiên, bàn thờ phật hay bàn thờ ông địa – ông thần tài thì đều là nơi trang nghiêm, thờ cúng linh thiêng, nó ảnh hưởng đến sự thịnh vượng, hạnh phúc ấm no cho gia đình. Chính vì vậy, trước khi quyết định lập bàn thờ ông địa, gia chủ cần nắm rõ các nguyên tắc cũng như cách bố trí vị trí đặt bàn thờ hướng nào và bài trí ông địa nằm bên trái hay bên phải và các đồ vật trên bàn thờ sao cho hợp phong thủy.
Chọn hướng đặt bàn thờ ông địa – ông thần tài
Về nguyên tắc thì bàn thờ ông địa thường đặt ở dưới đất, ở một vị trí thích hợp giúp cho 2 vị thần có thể quan sát được các luồng khí cũng như sự ra vào của khách. Và khi đặt bàn thờ ông địa, bạn nên đặt theo 2 hướng: một là hướng tốt của nhà, 2 là hướng đón lộc từ ngoài khi vào nhà. Và đặt bàn thờ nên chọn lấy 2 cung dưới đây thì mới có thể thu được nhiều tài lộc, may mắn:
Cung Thiên Lộc: Thiên Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can. Nhà có cửa chính nằm trong cung Thiên Lộc rất tốt, may mắn. Bàn thờ ông địa nếu đặt theo cung Thiên Lộc sẽ mang đến nhiều may mắn về tiền bạc, của cải, gia đình ngày càng phát tài phát lộc. Hướng Thiên Lộc được xem là hướng tốt nhất để đặt bàn thờ ông địa- ông thần tài. Nhưng bạn cần chú ý khi chọn hướng an vị bàn thờ, nên tránh các hướng có sự ảnh hưởng của các sao Không Vong, Tử, Tuyệt. Bởi những hướng này cực kỳ nguy hiểm, có thể mang đến tai họa cho gia đình, tài không tụ, khí tán, nhà cửa tiêu tan.
Cung Quý Nhân: Quý Nhân là vị thần đừng đầu cát Thần, đặt bàn thờ ông địa theo hướng này sẽ giúp gia đình bình an, hỷ khí đầy nhà, kinh doanh buôn bán gặp nhiều thuận lợi, gặp gỡ được nhiều khách hàng thân thiết và luôn có quý nhân phù hộ giúp đỡ. Và cũng giống như Thiên Lộc, cần tránh ra các hướng Không Vong, Tử, Tuyệt nếu không muốn rước họa và nhà. Cung Thiên Lộc tại hướng Đông-Nam, cung Quý Nhân tại hướng Tây-Bắc.
Ông địa ngồi bên trái hay phải?
Không giống như bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí cao, bàn thờ ông địa thường đặt ở dưới đất, một góc nhỏ nào đó nhưng có thể quan sát được hết gia đình hay những người đi vào đi ra. Và nên chú ý, vị trí của ông địa và ông thần tài cần đặt cho đúng, nếu không sẽ gây họa vào thân và những thành viên trong gia đình đấy nhé. Theo hướng ngoài cửa nhìn vào thì ông địa nằm bên trái, ông thần tài nằm bên phải. Và ở giữa 2 vị thần có một hũ gạo, hũ muối, hủ nước đầy, 3 hũ này chỉ thay mới khi đến cuối năm.
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được. Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.
Theo phong thủy thì Đông bình – Tây quả tức là phía Đông đặt bình hoa còn phía Tây đặt hoa quả. Có nghĩa là lọ hoa sẽ đặt phía bên ông thần tài và hoa thường cúng ông địa ông thần tài là hoa đồng tiền, hoa cúc… Ngoài ra, đặt dĩa trái cây ở bên trái phía ông địa và thường là mâm ngũ quả. Khi thắp nhang phải rót thêm 5 chén nước đại diện cho 5 vị thần như được nêu ở trên.
Để giúp ông thần phù hộ gia đình làm ăn phát đạt, thì mọi người cũng không nên bỏ qua các linh vật chiêu tài mạnh mẽ như Cóc Thiềm Thừ, Tượng Long Quy, Tượng Tỳ Hưu, Hoa Mai Chiêu Tài, Gạo vàng thần tài, Cốt Thất Bảo. Những bảo vật này không chỉ giúp bàn thờ ông địa sang trọng hơn mà còn có tác dụng chiêu tài, vượng khí.
Những kiêng kị trong việc thờ cúng ông địa ông thần tài ai cũng phải biết
>> Mặc dù bàn thờ ông địa được đặt ở dưới đất, nhưng gia chủ cần phải chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ và phải lau dọn thường xuyên. Bởi vì 2 vị thần này rất ưa sạch sẽ, nên thường xuyên lau chùi cho 2 vị thần bằng nước hoa bưởi hoặc dùng nước pha rượu.
>> Tuyệt đối tránh đặt bàn thờ ông địa ở trước cửa toilet, gần bàn bếp, hay trước cửa phòng ngủ, hoặc dưới gầm cầu thang.
>> Sau khi lập bàn thờ ông địa – ông thần tài thì gia chủ phải thắp hương liên tục 100 ngày để bàn thờ tụ khí và thời gian này thường xuyên để đèn nhằm giúp chỉ đường cho các vị thần giáng xuống giúp đỡ cho gia đình.
>> Kiêng kị di chuyển bát hướng ở bàn thờ ông địa, nếu lau chùi thường xuyên nên chú ý vị trí của bát hương, khộng nên xê dịch hoặc làm xáo trộn các vị trí trên bàn thờ ông địa nếu không muốn kinh tế bất ổn.
>> Hũ gạo, hũ muối, hũ rượu không được thay, mà phải đợi đến cuối năm mới được thay và thay bằng đồ mới.
>> Đồ cúng bàn thờ là hoa quả tươi, tuyệt đối kiêng kị hoa héo, hoa quả giả sẽ làm ảnh hưởng đến kinh doanh buôn bán của gia chủ.
>> Phải chú ý rửa 05 chén nước trước khi lấy nước. Khi đổ nước không cần đổ nhiều, tránh bị tràn ra bàn thờ rất không tốt.
>> Ngày cuối tháng hoặc 14 âm lịch hàng tháng, cần thiết phải lau bàn thờ bằng chút rượu pha hoa bưởi. Riêng khăn lau, chỉ dùng để lau khu thờ Thần Tài, không dùng vào bất cứ việc khác.
Hi vọng với nội dung trên, giúp mọi người có thể giải đáp được thắc mắc: Ông địa ngồi bên trái hay phải? Hướng nào để có thể mang đến nhiều tài lộc, tiền của và sự hạnh phúc cho gia đình. Dù là bàn thờ ông địa hay bàn thờ tổ tiên thì mọi người trước khi lắp đặt hãy nắm thật rõ những kiến thức phong thủy để tránh rước xui xẻo cho gia đình nhé.
Bạn có thể quan tâm:
>> Có nên thờ tượng phật trong nhà không
>> Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên
>> Có nên thờ 2 hoặc 4 bát hương không