Có nên thắp hương vòng cho người mới mất không?

thap-huong-vong-co-nen-khong

Theo quy luật của trời đất, con người sinh ra rồi cũng đến lúc phải rời xa trần gian, về với thế giới bên kia. Trong gia đình nếu có một người nào đó mất đi sẽ để lại mất mát về tinh thần cho những người thân. Mặc dù vết thương quá lớn nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận với thực tế và chăm lo hậu sự cho người đã khuất. Có một thắc mắc khiến nhiều người lo lắng rằng liệu có nên thắp hương vòng cho người mới mất không? Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này thông qua bài viết sau đây. Mời mọi người cùng theo dõi.

Tại sao phải thắp hương?

Như chúng ta đã biết việc thắp hương đã trở thành tín ngưỡng và nếp sống văn hóa của người châu Á. Nó trở thành một nét đẹp truyền thống, thiêng liêng kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình lại với nhau. Theo quan niệm của người Việt Nam, chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là nét đẹp văn hóa không thể thiếu với mỗi người. Vậy nên cứ mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết thậm chí hàng ngày người ta đều có thể thắp hương để cầu nguyện những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

Thực tế đây không phải là hành động mê tín dị đoan mà để thể hiện sự thành kính của chúng ta quyện vào làn khói hướng về cõi thiêng liêng, nơi bên kia của thế giới. Khi dâng hương người ta không chỉ có hành động thắp hương bằng tấm lòng mà còn phải chánh niệm để thể hiện sự thành kính với tổ tiên.

Với người mới mất càng lại được chăm lo về các nghi lễ tiễn đưa và hương khói thường xuyên. Bởi người ta quan niệm rằng nếu không thực hiện đúng các nghi thức dành cho người mới mất có thể khiến họ nổi giận và trở về chọc phá những người còn sống.

Chẳng hạn, họ chọc phá bằng cách thường xuyên xuất hiện trong giấc mơ của một thành viên trong gia đình. Đồng thời dọa nạt, hù dọa khiến người ấy cảm thấy hoảng sợ và lo lắng, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý của con người. Vậy nên việc thắp hương thường xuyên cho người mới mất là điều rất quan trọng.

thap-huong-vong-co-nen-khong

Vậy có nên thắp hương vòng cho người mới mất không?

Như đã lý giải ở trên việc thắp hương cho tổ tiên đã trở thành truyền thống không thể thiếu với mỗi gia đình, mỗi người. Đặc biệt, người mới mất lại cần được chăm lo cẩn thận và kỹ lưỡng hơn nữa. Thường các gia đình mới có người thân mất, các sư thầy sẽ khuyên gia chủ nên thắp hương cho người mất xuyên suốt cả ngày lẫn đêm.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là những loại hương được tẩm nhiều hóa chất nếu đốt quá nhiều sẽ gây ngạt thở, ảnh hưởng đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ em. Nhiều người vì không thể thức suốt đêm để thắp nén hương bình thường nên chỉ thắp khi còn thức. Mặt khác, có một số gia đình sẽ chọn phương pháp thắp nhang vòng vì nó có thể cháy được hơn nửa ngày.

Nhưng liệu việc thắp nhang vòng cho người mới mất liệu có tốt không? Thật ra nhiều người ngại đốt nhang vòng vì nhiều ký do. Thứ nhất để sản xuất ra được nhang vòng phải cần rất nhiều công đoạn, trong đó có tẩm hóa chất độc hại mới tạo thành những vòng khoanh và giúp hương không bị gãy. Khói của nhang vòng khi hít thường xuyên rất hại cho sức khỏe.

Lý do thứ hai là nhiều gia đình vì không gian quá hẹp nên bàn thờ đặt cạnh nơi sinh hoạt và phòng ngủ. Nếu đốt nhang cả ngày lẫn đêm các thành viên sẽ hít phải khói độc của hương vòng. Cứ như thế suốt 49 ngày có khả năng mọi người cũng đã gây ra nhiều bệnh. Vậy nên việc thắp hương vòng cả ngày rất gây hại đến người còn sống.

Vậy chúng ta nên làm thế nào cho hợp lý? Nếu khu thờ người mới mất cách xa những nơi sinh hoạt của gia đình bạn thì bạn có thể thắp hương vòng để đỡ phải thức giấc ban đêm thay nhang liên tục. Còn nếu bàn thờ nhà bạn gần phòng ngủ thì nên thắp hương cây thông thường vào ban ngày và ban đêm khi còn thức. Nếu bạn đi ngủ thì có thể không đốt nữa vì xét cho cùng người thân trong nhà mất không phải lúc nào cũng gây khó dễ với con cháu của họ. Ngược lại sẽ phù hộ và mong những điều tốt đẹp đến với con cháu mình nên bạn cũng không nên quá lo lắng.

Nhà có tang nên kiêng kị những gì?

Kỵ lúc ra đi không có người thân bên cạnh

Theo quan niệm thời xa xưa, người già lúc sắp ra đi cần phải có con cháu ngồi bên bầu bạn để tiễn đưa. Điều này giúp họ đỡ cảm thấy cô đơn, khi xuống âm phủ cũng không thấy nhớ nhung nhiều và linh hồn được yên nghỉ.

Kỵ để người đã khuất ở trần

Một trong những điều cấm kỵ với người mớin mất là để họ cởi trần. Người thân trong gia đình phải mặc quần áo đẹp cho họ trước khi khâm liệm. Có nhiều địa phương cẩn thận hơn trong nghi thức sẽ dùng nước sạch lau rửa cơ thể người đã khuất, mặc quần áo sạch đẹp rồi mới tiến hành khâm liệm. Với những người già, đôi khi họ sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị sẵn đồ khâm liệm trước để họ được an tâm.

Mặc khác, khi liệm người ta chỉ dùng số lẻ và kiêng kỵ dùng số chẵn vì cho rằng số chẵn sẽ dẫn đến nhiều tai họa. Áo liệm phải được làm bằng lụa, không nên dùng vải gấm, sa tanh. Và cũng không nên chọn áo bằng da và lông vì họ quan niệm rằng những chất liệu này khiến kiếp sau ông bà sẽ đầu thai thành động vật.

Cấm kỵ khi nhập liệm

Những nhà có tang lễ khi nhập liệm người thân phải kiềm nén đau thương, rất kỵ nước mắt chảy vào cơ thể. Bởi lý do này nên có nhiều gia đình không cho người thân như vợ, chồng, con cái của người mới mất nhập liệm vì họ khó kiềm chế cảm xúc để nước mắt rơi vào thi thể. Bên cạnh đó, trước khi nhập liệm rất kiêng kỵ để chó mèo đến gần thi thể. Và quan tài rất kỵ dùng gỗ của cây liễu, nên làm bằng gỗ cây tùng hoặc cây bách.

Cấm kỵ khi báo tang

Khi nhà có người mới mất, người thân phải treo mảnh vải trắng bên ngoài cổng để mọi người biết gia đình có tang. Bên cạnh đó, phải báo cho bạn bè, họ hàng xa để họ biết và thực hiện thăm viếng. Khi báo tang cho thông gia cần thận trọng. Nếu cha mẹ mất, con trai phải đến nhà thông gia báo tang. Trước khi vào nhà, phải quỳ bên ngoài hành lễ và báo với thông gia về việc cha mẹ đã qua đời và ngày tổ chức tang lễ. Đó là quan niệm thời xưa, ngày nay người ta đã bỏ dần nghi lễ này vì cho rằng nó quá rườm rà.

Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất

Chọn ngày tổ chức tang lễ nên xem thử ngày đó có bị phạm trùng tang không để tránh những điều không may mắn xảy ra. Và vị trí chôn cất cũng phải phù hợp, đảm bảo những điều kiện sau đây:

  • Không nên chôn cất ở nơi có tảng đá lớn, bãi cát hoặc nước chảy xiết.
  • Không được chôn cất tại nơi có kênh rạch, nơi hoang vắng.
  • Kiêng kị chôn ở xung quanh đền, chùa, miếu, nhà tù.
  • Không chôn ở nơi đồi núi hỗn loạn, phong cảnh u sấu, nơi ẩm ướt và địa hình không ổn định.

Kiêng kỵ sau khi hạ nguyệt

Sau khi đã thực hiện xong nghi thức hạ nguyệt người khuất, những người đưa tang phải đi quanh mộ 3 vòng. Hơn nữa, trên đường về không nên nhìn lại để tránh linh hồn người mới mất theo người sống trở về nhà.

Con cái không được mặc đồ lòe loẹt

Trong thời gian chịu tang, con cái không nên mặc trang phục quá lòe loẹt, tránh xa những màu nổi và hoa văn rườm rà. Đồng thời cũng không nên trang điểm quá đậm, tụ tập vui chơi hát hò.

Ngoài ra, trong thời gian chịu tang nên hạn chế đi thăm người thân, bạn bè, đặc biệt là những gia đình có người ốm vì sẽ mang những điều không may mắn đến với họ. Mặt khác, kiêng động cuốc vào mộ trong vòng cư tang, kiêng bật loa hò hét trong tang lễ, phụ nữ có thai và người bị chó cắn không nên dự tang lễ. Khi khiêng linh cữu cũng không nên đi quá nhanh, kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng thổ thần. Ngoài ra, trong thời gian còn chịu tang cha mẹ kiêng lấy vợ, lấy chồng và khi cải tang kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp vào.

Vậy với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc có nên thắp hương vòng cho người mới mất không. Đồng thời cũng nêu lên một số điều kiêng kỵ cần tránh đối với các nghi thức thực hiện cho người mới khuất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của….và hẹn gặp lại ở những kỳ tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *